Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của lễ động thổ

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của lễ động thổ
Theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc của Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Năm đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không có tế Đất, bèn họp quần thần lại bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tức là tạ ơn Thần Đất hay còn gọi là Xã Tế.
 Xuân đến, tiết trời ấm áp, cây cối xanh tươi, muôn thú cùng nô đùa ca hát. Đất, Trời tựa như giao hòa, lòng người thăng hoa nên đã tổ chức nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống; nhưng không quên tạ ơn Trời, Đất, Tổ Tiên, Thần Thánh... đã phù hộ cho họ. Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất của nhân dân ta trong dịp xuân và chính thức mở ra mùa lễ hội đầu năm để cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Những lễ hội đầu năm đó là: Lễ Động Thổ, Lễ Khai Hạ, Lễ Hạ Điền, Lễ Thượng Nguyên. Xưa kia, đối với vua chúa còn có Lễ Du Xuân, Khai Ấn. Những lễ này thường được cử hành sau Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, còn có lễ được sửa soạn trước để đón xuân như: Lễ Ban Sóc, Lễ Phát Thức...
Nghi thức nguyên thủy của Lễ Động Thổ, người ta đào một cái áo, ở giữa có một nền tròn, trên nền tròn có năm bệ, trên mỗi bệ đều có lễ vật Tam sinh gồm: bò, dê, lợn. Người chủ tế thì mặc quần áo màu vàng.
Lễ động thổ hàng năm được tiến hành sau ngày mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một Năm mới.
Xưa kia, tại Việt Nam lễ động thổ cũng được tổ chức từ triều đình tới nhân dân, nhưng về sau lễ này chỉ còn tồn tại trong dân chúng.
Thực ra, ngày làm lễ động thổ không nhất định là phải vào ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng thường cử hành lễ này sau ba ngày tết. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần Đất. Lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã.
Trong buổi lễ, ông chủ tế với áo thụng xanh cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ. Sau buổi lễ động thổ này, dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ. Trong ba ngày tết, nếu không may có ai mệnh chung, tang gia phải quàn lại trong nhà, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng.
Ý nghĩa của lễ động thổ.
Với việc làm nhà, theo ông bà ta xưa là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó. 
Lầu II-343 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Lầu II-Số 290/44 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8,Q3, TP HCM
Điện thoại : 028.6299.1987/ 024.6299.1987
Hotline: 0943 97 1983 (Zalo/ viber)
Web: http://www.asukien.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét